Đông trùng hạ thảo là gì? Có bao nhiêu loại
Posted: Tue Sep 07, 2021 5:35 pm
1. Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là một loài thảo dược quý và đặc biệt, bởi chúng được xem như là "con lai" giữa động vật và thực vật. Thực chất, đông trùng hạ thảo là sự kết hợp giữa sâu non (ấu trùng bướm) của loài Thitarodes và loài nấm ký sinh Cordyceps sinensis.
đông trùng hạ thảo là sự kết hợp giữa sâu non và loài nấm ký sinh
Vào mùa đông ẩm ướt, nấm bắt đầu ký sinh lên sâu non và hút hết chất dinh dưỡng từ bên trong, dần dần làm sâu non bị chết. Lúc này, trông bề ngoài chúng giống như những con côn trùng (động vật). Nhưng đến mùa hè, khi thời tiết trở nên ấm áp hơn, nấm mọc ra khỏi sâu thành ngọn cỏ (thực vật/ thảo mộc), vươn lên khỏi mặt đất và phát tán các bào tử.
Hình dạng bên ngoài khi đông trùng hạ thảo còn tươi trông giống như những con sâu, đuôi sâu là một cành nhỏ có lá. Phần "lá" được tạo thành do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non, nhìn giống như ngón tay dài từ 4 - 11cm. Mặt khác, đầu sâu non dài chừng 3 - 5cm, giống như con tằm.
đông trùng hạ thảo vào mùa hè
Khi đông trùng hạ thảo được sấy khô sẽ có màu vàng nâu, vàng sậm hoặc màu cà phê tùy thuộc vào phương pháp phơi sấy. Chúng có mùi tanh như mùi cá biển, vị đắng nhẹ, nếu đốt lên thì có mùi thơm dìu dịu.
Trong tự nhiên, đông trùng hạ thảo được tìm thấy trên những ngọn núi cao 4.000 - 5.000m ở Tây Tạng, Trung Quốc, Bhutan và đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền Trung Hoa và Tây Tạng như một loại dược liệu quý.
Tuy nhiên, do giá trị kinh tế mà đông trùng hạ thảo mang lại rất cao khiến các hoạt động khai thác tràn lan, không có kế hoạch làm cho loài nấm này đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Có những loại trùng thảo nào, đặc điểm của chúng ra sao?
Dựa theo mỗi đặc điểm, đặc tính nổi bật mà người ta chia trùng thảo thành nhiều loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của người dùng:
Phân loại trùng thảo theo nguồn gốc
Tự nhiên: Là loại biệt dược vô cùng quý hiếm có hàm lượng dưỡng chất cao nhất. Loại này chỉ được tìm thấy ở trên vùng núi cao 4000 – 5000m so với mặt nước biển, khí hậu khắc nghiệt như ở Tây Tạng, Tứ Xuyên. Thường mỗi năm chỉ thu hoạch 1 lần nên giá cả của loại đông trùng này không hề rẻ.
Nhân tạo: Hiện nay trùng thảo được tiến hành nuôi cấy trong môi trường nhân tạo tại một số nước như Mỹ, Hàn, Thái và tại Việt Nam.
Phân loại theo hình thái tồn tại
Nguyên con: Là loại ĐTHT thuần túy giữ nguyên được hình dạng của ký sinh trong sâu. Bạn sẽ thấy rõ hình dạng của 1 con sâu non và 1 nấm dài mọc trên đầu sâu.
Dạng nước: Được đóng gói hoặc đóng theo dạng chai nhỏ dưới trạng thái nước uống. Tỷ lệ dưỡng chất của loại trùng thảo này sẽ phụ thuộc vào cơ sở sản xuất.
Dạng bột: Bằng thủ công hoặc công nghệ máy móc mà ĐTHT sẽ được nghiền thành bột. Khi sử dụng trộn với một số bột khác để có tác dụng tốt nhất.
Dạng túi lọc: Được đóng gói theo túi lọc sử dụng như trà, chỉ sử dụng được phần nước cốt khi pha ra, không sử dụng được phần bã.
Nguồn: https://thaotaman.vn/dong-trung-ha-thao/
Đông trùng hạ thảo là một loài thảo dược quý và đặc biệt, bởi chúng được xem như là "con lai" giữa động vật và thực vật. Thực chất, đông trùng hạ thảo là sự kết hợp giữa sâu non (ấu trùng bướm) của loài Thitarodes và loài nấm ký sinh Cordyceps sinensis.
đông trùng hạ thảo là sự kết hợp giữa sâu non và loài nấm ký sinh
Vào mùa đông ẩm ướt, nấm bắt đầu ký sinh lên sâu non và hút hết chất dinh dưỡng từ bên trong, dần dần làm sâu non bị chết. Lúc này, trông bề ngoài chúng giống như những con côn trùng (động vật). Nhưng đến mùa hè, khi thời tiết trở nên ấm áp hơn, nấm mọc ra khỏi sâu thành ngọn cỏ (thực vật/ thảo mộc), vươn lên khỏi mặt đất và phát tán các bào tử.
Hình dạng bên ngoài khi đông trùng hạ thảo còn tươi trông giống như những con sâu, đuôi sâu là một cành nhỏ có lá. Phần "lá" được tạo thành do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non, nhìn giống như ngón tay dài từ 4 - 11cm. Mặt khác, đầu sâu non dài chừng 3 - 5cm, giống như con tằm.
đông trùng hạ thảo vào mùa hè
Khi đông trùng hạ thảo được sấy khô sẽ có màu vàng nâu, vàng sậm hoặc màu cà phê tùy thuộc vào phương pháp phơi sấy. Chúng có mùi tanh như mùi cá biển, vị đắng nhẹ, nếu đốt lên thì có mùi thơm dìu dịu.
Trong tự nhiên, đông trùng hạ thảo được tìm thấy trên những ngọn núi cao 4.000 - 5.000m ở Tây Tạng, Trung Quốc, Bhutan và đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền Trung Hoa và Tây Tạng như một loại dược liệu quý.
Tuy nhiên, do giá trị kinh tế mà đông trùng hạ thảo mang lại rất cao khiến các hoạt động khai thác tràn lan, không có kế hoạch làm cho loài nấm này đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Có những loại trùng thảo nào, đặc điểm của chúng ra sao?
Dựa theo mỗi đặc điểm, đặc tính nổi bật mà người ta chia trùng thảo thành nhiều loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của người dùng:
Phân loại trùng thảo theo nguồn gốc
Tự nhiên: Là loại biệt dược vô cùng quý hiếm có hàm lượng dưỡng chất cao nhất. Loại này chỉ được tìm thấy ở trên vùng núi cao 4000 – 5000m so với mặt nước biển, khí hậu khắc nghiệt như ở Tây Tạng, Tứ Xuyên. Thường mỗi năm chỉ thu hoạch 1 lần nên giá cả của loại đông trùng này không hề rẻ.
Nhân tạo: Hiện nay trùng thảo được tiến hành nuôi cấy trong môi trường nhân tạo tại một số nước như Mỹ, Hàn, Thái và tại Việt Nam.
Phân loại theo hình thái tồn tại
Nguyên con: Là loại ĐTHT thuần túy giữ nguyên được hình dạng của ký sinh trong sâu. Bạn sẽ thấy rõ hình dạng của 1 con sâu non và 1 nấm dài mọc trên đầu sâu.
Dạng nước: Được đóng gói hoặc đóng theo dạng chai nhỏ dưới trạng thái nước uống. Tỷ lệ dưỡng chất của loại trùng thảo này sẽ phụ thuộc vào cơ sở sản xuất.
Dạng bột: Bằng thủ công hoặc công nghệ máy móc mà ĐTHT sẽ được nghiền thành bột. Khi sử dụng trộn với một số bột khác để có tác dụng tốt nhất.
Dạng túi lọc: Được đóng gói theo túi lọc sử dụng như trà, chỉ sử dụng được phần nước cốt khi pha ra, không sử dụng được phần bã.
Nguồn: https://thaotaman.vn/dong-trung-ha-thao/